Một người Singapore nọ từng học rất giỏi nhưng cuộc đời không có thành tựu như anh ta mong muốn.
Khi gặp ông Lý Quang Diệu, người đó than thở:
“Tôi là người có trí, nhưng vì không có tiền nên mới không làm được việc lớn”.
Nghe xong, ông Lý nói lại ngay:
“Cả đời gặp hàng ngàn người, tôi chưa thấy ai có trí mà không có tiền cả. Nếu anh không làm ra tiền thì cái trí của anh chỉ là trí nhớ, chỉ là kiến thức, thông tin. Bề dày thành tích, tốt nghiệp trường xịn, học hàm học vị là cái vớ vẩn. Một là chơi luôn kỳ tích (tức thành tích vượt bậc), hai là thành tựu cụ thể, mới có chỗ đứng trong xã hội”.
Các kỳ thi chữ nghĩa chỉ kiểm tra được trí nhớ và năng lực suy luận logic, không thể tìm được người tài.
Tài hay không thì thông qua làm mới biết. Nói hay – viết giỏi – bằng cấp cao – học Tây học Tàu – đi khắp nơi trải nghiệm nhiều vô kể…. nhưng cả thảy đều vô nghĩa nếu không để lại bất cứ thành tựu gì, không giúp được ai.
Cứ nhìn bản thân mình và bất cứ ai, đặt 2 câu hỏi:
1. Có thành tựu gì?
2. Có giúp được ai?
Thành tựu là cái đáng phấn đấu. Tiền theo sau thành tựu, sẽ tự động có.
Thành tựu là những cái mà người ta tạo ra, ví dụ nhà khoa học thì thành tựu là công trình nghiên cứu, nếu doanh nhân là nhà máy xí nghiệp, nếu giáo viên là phương pháp học tập mới, nếu bác sĩ là phát minh về cách điều trị, nếu nhà xã hội học là những dự án giúp người vùng sâu vùng xa…tức những cái thực tế, trước đó chưa có.
Còn thành tích học tập chỉ là những mốc nhỏ về học hành, không có gì đáng khen ngợi, vì rốt cục, học giỏi vậy để làm gì? Có thành tựu gì, có giúp được mình, cho đời ?
Leave a Comment