1. Chuyện con lừa.
Có một con lừa bị trượt chân từ vách núi và rơi xuống một cái hố sâu, chủ của nó dù cố gắng mọi cách nhưng vẫn không tài nào cứu nó ra được; cuối cùng ông ta quyết định sẽ chôn sống nó.
Đất cát đổ xuống con lừa từ phía trên miệng hố. Mới đầu con lừu chỉ biết đứng im hứng chịu, sau đó nó rũ sạch đất cát trên mình và giẫm lên trên đống đất cát ấy để đứng lên cao hơn, nhiều đất hơn được đổ xuống.
Cứ thế nó liên tục đứng lên trên đống đất cát vừa bị đổ lên người, càng nhiều đất được đổ xuống thì con lừa càng lên được cao hơn. Tới trưa thì con lưa thoát được khỏi hố và lại được ung dung gặm cỏ non.
Kết luận: nếu bạn không để khó khăn và thử thách làm mất đi ý chí mà vẫn cố gắng vượt qua thì chính những khó khăn lúc trước lại đưa bạn lên cao hơn và đạt tới thành công.
2. Cách suy nghĩ
Ngày xưa, có một chàng tú tài lên kinh đi thi trạng nguyên, trọ trong một nhà nghỉ. Trước ngày thi 2 ngày, chàng nằm mơ 3 giấc mộng liên tiếp: Giấc mộng đầu tiên, chàng mơ thấy mình trồng rau cải trên tường; giấc mộng thứ hai, trời mưa, chàng đội một cái mũ và cầm ô; giấc mộng thứ ba, chàng mơ mình được ở bên người trong mộng.
Tú tài không giải mã được hàm ý của ba giấc mộng đó, ngày hôm sau liền đi tìm thầy bói giải mộng giúp mình.
Thầy bói vừa nghe xong vỗ đùi nói: “Cậu hãy về quê đi. Cậu nghĩ xem, tường cao mà trồng rau cải thì nghĩa là phí công tốn sức. Đội mũ cầm ô đi mưa không phải thừa một việc sao? Yêu đương ư, thật vô vị!”
Tú tài nghe vậy, lòng buồn rười rượi quay trở về nhà trọ khăn gói đồ đạc chuẩn bị về quê.
Ông chủ nhà trọ thấy lạ bèn hỏi: “Không phải ngày mai mới thi sao? Sao hôm nay lại về quê vậy?”
Tú tài kể lại câu chuyện nằm mơ cho ông chủ nghe, ông chủ đắc ý nói: “Thế à, tôi biết giải mộng đó. Tôi thì cảm thấy, lần này cậu nên ở lại đi. Cậu nghĩ xem trồng cây trên tường không phải là thu hoạch cao sao? Trời mưa đội mũ che ô không phải là nên an tâm sao. Còn việc mơ thấy được bên người trong mộng không phải là chuyện tốt sao!”.
Tú tài nghe thế thấy có lý hơn nhiều lời thầy bói kia phán, tinh thần phấn chấn lên nhiều, quyết định tham gia kì thi ngày mai. Cuối cùng chàng tú tài đã đỗ chức thám hoa.
Bài học rút ra:
Trong câu chuyện kể trên, tư duy của thầy bói là tư duy tiêu cực, người này chỉ nhìn thấy con đường đen tối. Ngược lại, cách suy nghĩ của ông chủ rất lạc quan, tích cực nên thứ ông chủ nhìn thấy là một con đường đầy hào quang ánh sáng. Tú tài cũng rất xứng là người có học, chàng đã chọn hướng suy nghĩ tích cực và đỗ thám hoa.
Những người có lối sống tích cực giống như ánh dương mặt trời, chiếu chỗ nào chỗ đó cũng tràn ngập hào quang, cho nên những người đó sẽ có một tương lai sáng lạng. Còn người có lối sống tiêu cực được ví như mặt trăng, trăng mồng một và mười lăm là khác nhau. Mỗi khi nhìn thấy sự đen tối của trăng ngày mồng một sẽ không nhìn thấy con đường sáng sủa phía trước.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc hay trong tình yêu, hôn nhân chúng ta đều cần có một lối sống, tư duy tích cực. Khi đó chúng ta sẽ vượt qua mọi mọi khó khăn, thử thách, khắc phục được trở ngại tâm lý, nắm chắc cơ hội, từ đó mở ra cánh cửa thành công của cuộc đời mình. Hãy lạc quan, suy nghĩ tích cực lên các bạn nhé!
3. Giá trị của bản thân
Tỷ Phú Lý Gia Thành khi họp với nhân viên cấp dưới- đã lấy ra môt tờ tiền mệnh giá 100 HKD và một tờ giấy trắng vo viên chúng lại, sau đó mở ra, nhổ nước bọt, vất xuống đất, lấy chân di di.
Ông nói : Bất kể bị bẩn hay nhàu nát thì đồng tiền đó vẫn không mất đi giá trị của nó, nhưng tờ giấy trắng thì trở thành giấy rác.
Vì vậy, Một trong những người giàu nhất trên thế giới nói rằng: ” Chỉ cần có giá trị, thì khi gặp khó khăn, bị người khác chỉ trích, mắng mỏ, hay dẫm đạp dưới chân đều không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn chỉ như tờ giấy trắng”.
Trên thế giới này chỉ có một người cản trở sự trưởng thành của bạn- Đó là chính bản thân bạn.
Một người có nhiều tiền hay không, không quan trọng. Quan trọng là người đó có khả năng kiếm tiền hay không mà thôi !!!
4. Ông lão vứt bỏ đôi giày
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Kết luận: Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
5. Trói voi bằng dây thừng
Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ anh ta dừng lại, anh ta cảm thấy khó hiểu khi một con vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước của con vật, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả. Lẽ tất yếu là những con voi này có thể giật đứt dây trói này bất cứ khi nào chúng muốn nhưng vì lí do nào đó mà chúng đã không làm vậy.
Anh ta hỏi người quản tượng gần đó rằng tại sao những con vật này chỉ đứng yên ở đây mà không thử cố thoát ra. “Dễ hiểu thôi”, người quản tượng nói, “khi chúng còn là voi con và bé hơn bây giờ nhiều thì chúng tôi dùng dây thừng để trói chúng là đủ. Khi lớn lên, chúng vẫn nghĩ rằng chúng không giật đứt dây được. Những con voi này vẫn tưởng là dây thừng đủ sức trói chúng nên chúng cũng chẳng bao giờ thử cố thoát ra.
Vị khách rất ngạc nhiên. Hóa ra những con voi này có thể dễ dàng giật đứt sợi dây bất cứ khi nào nhưng chỉ vì chúng nghĩ là chúng không thể nên cứ mãi đứng im một chỗ.
Cũng giống những con voi này, bao nhiêu người trong chúng ta lãng phí nhiều cơ hội trong cuộc sống chỉ đơn giản vì ta nghĩ rằng ta không thể làm điều gì đó vì lần trước ta đã thử và thất bại.
Kết luận: Thất bại là mẹ thành công, quan trọng là ta không bao giờ được ngừng nỗ lực.
6. Khoai tây, trứng và cà phê
Có một cô con gái phàn nàn với cha mình rằng cuộc sống của cô thật khốn khổ và cô chẳng biết làm thế nào để cải thiện điều đó. Cô đã luôn cố gắng chiến đấu nghịch cảnh. Tuy nhiên khi một vấn đề vừa được giải quyết thì lại có vấn đề khác ập tới.
Bố của cô – một đầu bếp, ông dẫn cô đi nhà ăn. Ông đặt ba cái nồi đầy nước lên bếp và đu. Khi cả ba nồi nước đã sôi, ông bỏ những củ khoai tây vào nồi thứ nhất, những quả trứng vào chiếc nồi tiếp theo và những hạt cà phê vào chiếc nồi cuối cùng.
Người cha đặt chúng ngay ngắn trong nồi và tiếp tục đun, chẳng hề nói một lời với cô con gái. Cô gái trẻ liên tục than vãn và dường như đã mất hết kiên nhẫn, cô không ngừng tự hỏi cha mình đang làm gì.
Sau hai mươi phút, người cha tắt bếp. Ông vớt khoai tây và trứng ra khỏi nồi và đặt chúng vào bát.
Riêng cà phê thì ông đổ vào một chiếc cốc. Quay về phía con gái, ông hỏi: “Thế nào con gái, con nhìn thấy gì?”
– Khoai, trứng và cà phê ạ – cô gái vội vàng trả lời.
“Lại gần hơn đi”, người cha nói, “và thử chạm vào khoai tây xem”. Cô gái làm theo và thấy chúng bị mềm ra. Người cha lại yêu cầu cô gái cầm trứng lên và bóc ra. Sau khi bóc hết lớp vỏ, cô gái thấy trứng đã chín và rất đặc. Cuối cùng, ông yêu cầu cô gái thử một ngụm cà phê. Hương thơm đậm đà của cà phê làm cô thích thú mỉm cười.
– Cha, thế chúng có nghĩa là gì? – cô gái hỏi.
Người cha giải thích rằng khoai tây, trứng và cà phê đều phải đối mặt với cùng gặp phải một thử thách – đó là nước sôi.
Tuy nhiên, cách chúng bị ảnh hưởng lại khác nhau.
Khoai tây mạnh mẽ, cứng rắn nhưng cũng vì quá cứng nhắc nên khi gặp nước sôi nó bị mềm và yếu đuối.
Những quả trứng dễ vỡ, nếu cứ mãi được lớp vỏ mỏng manh bao bọc thì bên trong nó sẽ chỉ là chất lỏng yếu ớt. Chỉ tới khi gặp nước sôi thì bên trong quả trứng mới trở nên đặc và chắc chắn.
Tuy nhiên, chỉ có những hạt cà phê là thật đặc biệt. Khi bị đặt vào nước sôi, chúng đã tan thành nước và tạo nên sự mới mẻ.
– Thứ nào tương ứng với con – người cha hỏi cô gái. “Khi thử thách đến, con sẽ ứng phó thế nào. Giống như khoai tây, như trứng hay giống như cà phê?’’
Kết luận: “Trong cuộc sống, vấn đề xuất hiện ở quanh ta, xuất hiện với chúng ta, nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra với chính bản thân ta.
Leave a Comment