Một người may mắn sống sót trong trại tập trung của Đức Quốc xã trước đây sau này trở thành hiệu trưởng của một trường trung học ở Mỹ.
Mỗi khi trường có giáo viên mới đến, vị hiệu trưởng đều gửi họ một bức thư, trong thư viết:
“Thầy/cô giáo thân mến, tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh tượng mà loài người không nên nhìn thấy:
Phòng hơi ngạt là do một kỹ sư có trình độ cao thiết kế và xây dựng ra; trẻ con bị những bác sĩ có kiến thức uyên thâm hạ độc mà chết; trẻ sơ sinh thì bị những y tá được huấn luyện cứng tay sát hại.
Nhìn thấy tất cả những thứ đó, tôi nghi ngờ: Giáo dục suy cho cùng là vì cái gì? Thỉnh cầu của tôi là: Xin hãy giúp những đứa trẻ trưởng thành và trở thành người có nhân tính. Chỉ khi giúp cho những đứa trẻ của chúng ta có nhân tính rồi, thì việc học đọc, viết, tính toán mới có giá trị.”
Hiển nhiên, con người có một mặt của thú tính và một mặt của thiên sứ. Mục đích của giáo dục là khiến cho linh hồn của con người được luyện tập, từ đó khắc phục, át chết mặt thú tính để chuyển hóa sang mặt thiên sứ.
Giáo dục nên được hiểu là sự dẫn dắt tích cực về linh hồn của con người chứ không chỉ đơn thuần là sự tích lũy về trí thức, nhận thức lý trí.
Đây chính là ý nghĩa vô cùng vĩ đại và vĩnh cửu của giáo dục. Nếu không, trí thức mà bạn sở hữu càng nhiều, sẽ càng nguy hại cho nhân loại, cho sinh mệnh.
Hiện nay, giáo dục trong nhà trường của chúng ta dường như đang xem nhẹ bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, cảm xúc cơ bản của học sinh, dẫn đến việc một số học sinh ngày càng coi thường sinh mệnh, lạnh lùng đến mức tàn khốc.
Vì thế mà một nhà giáo dục Nhật Bản mới nói, chúng ta cần bồi dưỡng, giáo dục học sinh “đối diện với cảm xúc rung động trước một rừng hoa cúc dại”, dạng cảm xúc này giống như cảm xúc mà cậu bé có khi đứng trước những con cá nhỏ đang chết khô trên bờ biển ở câu chuyện trên.
Nếu không, mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ đánh mất giá trị sinh mệnh của chính mình.
Zalo liên hệ: 0907636606