Người giàu không sợ mạo hiểm. Như vậy không có nghĩa là họ không biết sợ điều gì. Cả người giàu lẫn người nghèo đều có những nỗi sợ hãi riêng. Nhưng cách bạn xử lý chúng quyết định thành quả bạn gặt hái được trong đời.
Người giàu vượt qua sợ hãi bằng kiến thức. Sự sợ hãi là bóng tối, còn kiến thức là ánh sáng. Ánh sáng đẩy lùi bóng tối, cũng như kiến thức đẩy lui sự sợ hãi.
Người giàu tự học rất nhiều trước khi mạo hiểm, và họ cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra nếu thất bại. Người giàu không đầu tư không mục đích và ngồi chờ đợi thành quả.
Người giàu thực hành việc quản lý rủi ro. Tôi học được một trong những cách quản lý rủi ro đơn giản nhất từ cố vấn Nido Qubein. Ông dạy tôi đặt ra ba câu hỏi như sau:
Nếu bạn có thể chấp nhận điều tồi tệ nhất xảy ra, và điều có khả năng xảy ra lớn nhất giúp bạn tiến gần tới mục tiêu hơn, thì hãy bắt đầu! Nếu bạn không có khả năng giải quyết vấn đề khi điều tồi tệ nhất xảy ra, và điều có khả năng xảy ra lớn nhất không giúp gì cho mục tiêu của bạn, thì đừng làm điều đó. Nếu có một cơ hội để mạo hiểm, bạn hãy tự vấn mình ba câu hỏi trên. Chúng đã giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn và đưa ra những quyết định thông minh.
Tôi nhận thấy vài nỗi sợ hãi của người nghèo ngăn cản họ hành động mang lại lợi nhuận. Đó là nỗi sợ thất bại, sợ bị cự tuyệt và sợ thua thiệt.
Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạn.
Tại sao những ngôi nhà trị giá hàng triệu đô-la luôn có thư viện trong đó? Chỉ là tình cờ khi các ngôi nhà triệu đô-la thì có, còn các ngôi nhà nhỏ thì không? Tôi không nghĩ như vậy.
Hầu hết các triệu phú mà tôi biết đều đọc một cuốn sách mỗi tuần. Chúng tôi luôn gợi ý cho nhau những cuốn sách và các chương trình truyền hình thú vị trong nhóm. Một người bạn của tôi đã dành 500.000 đô-la để nghiên cứu về thành công. Tôi cũng dành 100.000 đô-la cho bài học thành công của chính mình. Nếu bạn có tư duy của người nghèo, có thể bạn đang nghĩ, tôi không có nhiều tiền thế để đổ vào việc học cách kiếm tiền!
Tôi không có ý rằng chúng tôi đã tiêu chừng đó tiền cùng một lúc thay vào đó liên tục đầu tư để trau dồi thêm kiến thức của mình mỗi khi kiếm được nhiều tiền hơn. Thành công là cả một quá trình. Nếu 1% thu nhập của bạn không được đầu tư cho việc nâng cao kiến thức về tiền bạc thì bạn sẽ mãi mãi kẹt lại ở mức nghèo. Càng đầu tư nhiều vào việc làm giàu kiến thức về tiền bạc, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, người nghèo chỉ có một.
Hãy so sánh đô-la với cá. Một người câu cá sẽ câu được nhiều cá hơn nếu có hai dây câu chứ? Tất nhiên rồi. Khả năng rất lớn là anh ta sẽ câu được nhiều hơn. Vậy nếu anh ta có tới 5 dây câu thì sao? Dễ thấy là càng có nhiều dây câu dưới nước, anh ta càng có khả năng bắt được nhiều cá.
Tiền bạc cũng vậy. Càng phát triển nhiều nguồn thu nhập khác nhau, bạn càng có nhiều cơ hội giàu HƠN. Với mỗi người giàu giàu hơn bằng một nguồn thu nhất định thì sẽ có hàng chục người khác trở nên độc lập về tài chính nhờ kết hợp nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan.
Nếu xét trên bề mặt, sự khác biệt này có vẻ không quan trọng; nhưng tôi dám chắc đây là một nguyên lý uyên thâm. Khi tạo cho mình thói quen tư duy tích cực, cuộc sống của bạn sẽ mang một ý nghĩa mới và thành công là điều hiển nhiên.
Sự khác biệt này phản ánh một nguyên lý chung, đã được tóm tắt lại trong kinh cổ “Hãy hỏi và bạn sẽ được hồi đáp.”
Bạn sẽ nhận được câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào của mình, cho nên tốt nhất bạn hãy hỏi những câu tích cực. Câu hỏi của bạn càng bao quát càng tốt. Hãy học cách đặt ra những câu hỏi vượt ngoài tầm hiểu biết và kinh nghiệm hiện tại của mình. Các câu hỏi đó chứa đựng những đáp án mà bạn cần để thành công.
Ví dụ về những câu hỏi tích cực
Câu hỏi nào tích cực hơn: “Làm thế nào để thu nhập tăng gấp đôi trong năm nay?” và “Làm thế nào để kiếm đủ tiền trả các hóa đơn tháng này?”
Bạn có thấy sự khác biệt không? Dù trả lời cả câu hỏi lớn hay nhỏ thì năng lượng trí não mà chúng ta bỏ ra đều như nhau. Hãy nghĩ đến những câu hỏi giúp mở rộng trí óc của bạn, bởi bạn sẽ có câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mà bạn hỏi.
Hãy xem một vài ví dụ khác. “Làm thế nào để kiếm được 1 triệu đô-la mỗi năm bằng cách làm những việc tôi yêu thích?” hay “Làm sao để sếp cho tôi thăng chức?”
“Cuộc sống đang muốn dạy mình điều gì lúc này?” hay “Tại sao những điều tồi tệ luôn xảy ra với tôi?”
“Làm sao để có mối quan hệ sâu sắc hơn với người bạn đời của tôi?” hay “Tại sao việc hòa thuận với vợ/chồng lại khó đến thế?”
“Hôm nay tôi nên làm gì để chứng tỏ với bọn trẻ là tôi yêu chúng?” hay “Tại sao bọn trẻ lại không thích tôi?”
“Tôi thích làm những việc gì để giúp cơ thể luôn khỏe đẹp?” hay “Tại sao việc giảm cân lại khó khăn đến thế?”
“Ai có thể dạy tôi cách thu lại ít nhất 25% với mỗi khoản đầu tư?” hay “Tại sao tôi không thể để dành được tiền?”
“Làm sao để đầu óc luôn thanh thản?” hay “Tại sao lúc nào tôi cũng thấy căng thẳng thế này?”
Các câu hỏi quyết định cảm giác của bạn
Các câu hỏi tích cực hỏi những gì bạn có thể làm, còn các câu hỏi tiêu cực hỏi những gì bạn không thể làm. Câu hỏi tiêu cực cũng hỏi tại sao mọi việc lại khó khăn.
Các câu hỏi tích cực khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Còn các câu hỏi tiêu cực làm bạn cảm thấy buồn chán. Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách tự hỏi những câu tích cực.
Người giàu là bậc thầy về việc quản lý cảm xúc của bản thân. Họ là bậc thầy trong việc đó vì họ có thói quen tự hỏi mình những câu tích cực.
Khi câu hỏi tích cực trở thành một phần trong thói quen suy nghĩ của bạn, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và thanh thản. Câu hỏi tích cực giúp bạn vươn tới mọi khả năng tiềm tàng của bản thân. Những câu hỏi bạn đặt ra cho mình quyết định kết quả cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy không tận dụng hết được khả năng của mình, thì có thể là bởi bạn đang tự hỏi mình những câu tiêu cực. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là sự thật.
Người giàu hỏi những câu khiến họ trở nên giàu có. Người nghèo hỏi những câu khiến họ cứ mãi nghèo.
Zalo liên hệ: 0907636606